XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SƠN

Hiện tượng lắng màu

 

Các chất màu lắng xuống đáy thùng sơn, rất khó phân tán trở lại.

Nguyên nhân:
–       Thời gian cất giữ trong kho quá lâu.
–       Nhiệt độ trong kho quá cao.
–       Dung môi quá nhiều có thể làm giảm độ nhớt và tỉ trọng của sơn, do vậy các chất màu khó có thể giữ được vị trí ban đầu.

–       Pha dung môi bằng những dụng cụ không thích hợp.

Khắc phục:
–       Tránh để sơn trong kho quá lâu.
–       Cất giữ trong những điều kiện phù hợp.

–       Sử dụng dung môi đúng loại dung môi cho từng loại sơn.

Hiện tượng đóng lớp màng khô trên bề mặt

 

Trên bề mặt thùng sơn xuất hiện màng khô

Nguyên nhân:
–       Thùng sơn không được đậy kín
–       Công thức chế tạo không đảm bảo, chẳng hạn: thiếu các thành phần bảo vệ bề mặt.

–       Cất giữ ở nhiệt độ quá cao.

Khắc phục:
–       Tránh mở nắp lon khi không cần thiết.
–       Đảm bảo không để không khí lọt vào bên trong thùng sơn.

–       Cất giữ trong những điều kiện kỹ thuật phù hợp.

Hiện tượng giảm độ nhớt của sơn

 

Độ nhớt của sơn bị giảm sút trong quá trình bảo quản thường sẽ tạo ra mùi rất khó chịu.

Nguyên nhân:

–       Do sự giảm sút lượng vi khuẩn trong các thành phần protein kết hợp hoặc các thành phần đậm đặc khác.

Khắc phục:
–       Tái sản xuất.

–       Bỏ hẳn những lon sơn có hiện tượng này

Bề mặt xuất hiện bong bóng và nứt vỡ

 

Bề mặt được sơn xuất hiện những bong bong nhỏ, một số bong bóng nứt vỡ ra.
Nguyên nhân:
–       Sơn quá đặc.
–       Không khí còn đọng trong cọ sơn hoặc con lăn.
–       Bọt khí xuất hiện trong quá trình lắc hoặc khuấy các sơn có độ bóng cao.
–       Tiến hành sơn ở nhiệt độ quá cao.
Khắc phục:
–       Ở lớp đầu tiên,có thể thêm dung môi để tạo độ loãng thích hợp giúp dễ sơn và không khí thoát ra được hết trước khi sơn phủ.
–       Rửa sạch các sơn phủ bám trên cọ. Nhúng cọ sâu vào trong sơn và gạn cọ trên miệng sơn cho đều.
–       Không nên khuấy quá lâu các loại sơn gốc nước với tốc độ cao.

Trước lúc bắt đầu và trong quá trình sơn,thường xuyên dùng đầu cọ đánh tan các bong bóng.

Hiện tượng chảy giọt

 

Sơn chảy giọt xuống ngay sau khi vừa sơn xong khiến bề mặt không bằng phẳng.

Nguyên nhân:
–       Sơn quá dày.
–       Tiến hành sơn khi bề mặt còn quá ẩm ướt hoặc trong điều kiện khí hậu ẩm thấp.
–       Sơn pha quá loãng.
–       Sơn bằng cách xịt phun,quá sát với bề mặt cần sơn.

–       Sơn trên bề mặt sơn láng thẳng đứng.

Khắc phục:
Khi sơn còn ướt, lập tức dung cọ lăn đều lại, để các phần sơn dư phân tán đều trên bề mặt. Nếu sơn đã khô, dùng giấy nhám chà láng và sơn phủ lại bằng lớp sơn cao cấp. Không nên pha loãng sơn, tránh sơn khi bề mặt còn ẩm ướt hay chà nhám những bề mặt có độ bóng cao. Sơn theo đúng tỉ lệ thích hợp. Sơn hai lớp theo tỉ lệ thích hợp sẽ có hiệu quả hơn so với sơn một lớp dày, vì sơn một lớp dày có thể tạo ra hiện tượng chảy giọt. Tháo rời cửa để sơn chiều ngang sẽ hạn chế được hiện tượng này.

Tin Liên Quan